Nắm bắt kỹ thuật nuôi gà thả vườn chuyên nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng gà ở mức tối ưu. Đây cũng là kỹ thuật được nhiều người tìm kiếm và mong muốn được học hỏi để nâng cao giá trị kinh tế. Toàn bộ thông tin hữu ích và cụ thể nhất sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Ưu điểm khi áp dụng Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn
Không phải ngẫu nhiên mà các kỹ thuật nuôi gà thả vườn lại được quan tâm và sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến đến như vậy. Những ưu điểm của kỹ thuật là điều được công nhận và minh chứng bởi nhiều người.
- Đòi hỏi vốn ít: Lượng tiền đầu tư cho việc nuôi gà thả vườn chắc chắn sẽ ít hơn so với xây dựng chuồng trại chuyên nghiệp. Đây là phương pháp phù hợp cho những cá nhân muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả phù hợp.
- Mô hình gà thả vườn hiện nay vô cùng linh hoạt giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Các phương pháp phun trùng, khử khuẩn cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro gà mắc bệnh một cách tối ưu.
- Gà thả vườn thường có chất lượng cao hơn so với loại gà nuôi công nghiệp. Đó cũng là lý do giá trị kinh tế mà loại gà này mang lại hấp dẫn hơn rất nhiều. Việc lựa chọn gà thả vườn giúp thu nhập của người chăn nuôi tăng lên đáng kể.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn cần biết
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn cần phải được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Nếu đáp ứng đầy đủ, chắc chắn hiệu quả chăn nuôi sẽ luôn được đề cao.
Chuẩn bị chuồng trại cho gà
Thực tế, khi áp dụng Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn, bạn vẫn cần phải đảm bảo rằng gà có một khu vực chuồng trại riêng biệt để phòng ngừa trời nắng mưa quá gay gắt. Vì thế, bước đầu tiên khi thực hiện chăn nuôi gà thả vườn chính là chuẩn bị chuồng trại.
- Chuồng gà nên được đặt theo hướng Đông hoặc Đông Nam
- Chuồng gà nên được đặt ở trong góc để tránh được mưa nắng thất thường cũng như hạn chế gió lùa vào mùa đông.
- Chuồng gà nên được bảo vệ bởi hệ thống rào chắn xung quanh hoặc các tấm lưới, tấm bạt hạn chế mưa gió.
- Hệ thống máng ăn trang bị đầy đủ và sạch sẽ. Máng cần phải được vệ sinh từ 3-4 lần mỗi ngày.
- Hệ thống xử lý các chất thải của gà, nước thải xuyên suốt quá trình chăn nuôi cũng cần được quan tâm và xây dựng một cách khoa học.
Kỹ thuật xây dựng bãi chăn thả gà
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn quan trọng nhất cần phải quan tâm chắc chắn là vấn đề liên quan đến xây dựng bãi chăn thả gà. Để bãi chăn gà đảm bảo chất lượng và hiệu quả xuyên suốt quá trình nuôi thì bạn nên lựa chọn bãi đất trống có trồng nhiều cây xanh để đảm bảo bóng râm.
Diện tích chăn thả sẽ được tính toán phụ thuộc vào số lượng gà nuôi. Thông thường, diện tích tối thiểu để đảm bảo hiệu quả trong kỹ thuật nuôi chăn thả sẽ giao động từ 0,5 đến 1 m2 cho một con gà.
Bãi chăn thả không được quá ẩm mốc, quá lạnh hay nắng nóng. Rác thải ô nhiễm nên được thu gọn định kỳ để đảm bảo môi trường sạch sẽ. Việc nuôi gà thả vườn cần phải chú ý hơn trong việc quây rào xung quanh.
Chế độ dinh dưỡng của gà theo từng giai đoạn
Để việc chăn nuôi gà đạt hiệu quả, thành công thì quá trình cần phải tuân thủ theo từng giai đoạn mà gà con phát triển.
- Giai đoạn nhỏ hơn 21 ngày tuổi: Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của gà con còn yếu. Thức ăn tự nhiên, đặc chủng là sự lựa chọn phù hợp. Gà nên bổ sung thức ăn từ 3-4 lần mỗi ngày. Máng ăn lúc nào cũng cần phải đảm bảo sự sạch sẽ để không nhiễm khuẩn.
- Giai đoạn tuần thứ 3- tuần thứ 6: Thức ăn vẫn không có sự thay đổi quá rõ rệt. Gà thả vườn vẫn nên sử dụng các loại thức ăn đặc trủng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu như gạo, thóc, rau xanh cũng nên bổ sung. Máng ăn cần phải thay đổi với kích thước lớn hơn.
- Giai đoạn trưởng thành: Gà phát triển rất nhanh trong giai đoạn này. Chính vì thế, lượng thức ăn cần được bổ sung gấp đôi để gà có thể phát triển một cách tốt nhất.
Bệnh thường gặp và cách phòng tránh
Một trong những điều khiến người chăn nuôi lo ngại khi vận dụng Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn chính là làm thế nào để có thể ngăn ngừa được tình trạng bệnh dịch lây lan và xuất hiện? Đây là một vấn đề khá nan giải và khó xử lý.
Nhìn chung, việc gà mắc bệnh sẽ do nhiều nguyên nhân chủ yếu đến từ môi trường không sạch sẽ hoặc bị nhiễm khuẩn trong đồ ăn, nước uống. Tham khảo các căn bệnh phổ biến gà thường mắc phải và cách giải quyết ngay dưới đây.
- Bệnh dịch tả là căn bệnh thường gặp khi gà từ 3-7 ngày tuổi. Để giải quyết tình trạng này, gà nên được sử dụng và bổ sung các loại vaccine như Lasota hay V4 hòa cùng nước để nạp vào cơ thể.
- Gà bị viêm phế quản cần phải điều trị và hạn chế truyền nhiễm bằng việc sử dụng vaccine IB
- Tụ huyết trùng cũng là căn bệnh thường gặp khi gà lớn hơn 40 ngày tuổi.
- Các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh cầu,… cũng có thể xảy ra.
Người chăn nuôi nên hạn chế vấn đề này bằng việc thường xuyên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cùng các vaccine phòng ngừa bệnh theo đúng tiêu chuẩn thú y.
Nhìn chung, Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn không phải là quá phức tạp. Tuy nhiên, để có thể nuôi gà thành công buộc bạn cần phải chăm sóc tỷ mỷ trong từng giai đoạn khác nhau. Hãy áp dụng kinh nghiệm trong bài viết để nâng cao hiệu suất chăn nuôi của bản thân.