Gà bị cóc mắt – Nguyên nhân, cách chữa và phòng chống

Đặc trưng thời tiết của Việt Nam là có một mùa hanh khô. Do đó, thường xuyên xuất hiện rất nhiều loại mụn bằng bằng hạt đỗ mọc ở xung quanh mắt của gà. Đây chính là triệu chứng điển hình của việc gà bị cóc mắt. Để giúp cho anh em sư kê nắm rõ tường tận về loại bệnh này, Thomohomnay sẽ gửi đến mọi người tổng hợp chi tiết những thông tin về loại bệnh này. 

Gà bị cóc mắt là như thế nào?

Gà bị cóc mắt là một loại bệnh truyền nhiễm do Virus gây ra ở trên gà. Gà trong giai đoạn từ 25-50 ngày tuổi sẽ có khả năng xuất hiện bệnh này khá cao. Bệnh này sẽ hình thành các nốt cóc ở vùng da mà gà không có lông. 

Bệnh cóc sẽ làm tăng sinh và thoái hóa ở lớp biểu bì của biểu mô hô hấp. Có thể là: miệng, họng, hầu và thực quản của gà. Khi chuyển biến xấu thì gà bị cóc mắt sẽ bị mù mắt, viêm phổi, tiêu chảy, chậm phát triển và nguy cơ tử vong rất cao.

Theo thống kê của Thomohomnay thì sẽ có từ 10 – 95% gà sẽ bị mắc bệnh này và sẽ có khoảng 2 – 3% sẽ chết nếu như không được chữa trị. 

Xem Thêm  Cách chữa gà bị ngáp và những cách phòng tránh bệnh
Gà bị cóc ở mắt
Gà bị cóc ở mắt

Gà bị cóc mắt do đâu?

Bệnh cóc mắt ở gà là do virus Fowlpox gây nên. Dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ( ẩm ướt, khô hanh, giá rét và có ánh sáng trực tiếp) thì loại virus này vẫn có khả năng tồn tại trong thời gian dài.  

Gà bị cóc mắt có khả năng lây lan rất nhanh. Thường sẽ thông qua những loại côn trùng truyền bệnh như: muỗi, ruồi, … Fowlpox có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi đến tận 56 ngày. Chúng sẽ lây truyền qua những vết cắn, vết thương hở ngoài da của loài gà. Đặc biệt, khi gà có vết thương hở mà tiếp xúc với gà bị mắc bệnh cóc mắt thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Triệu chứng bệnh

Gà bị cóc mắt thường sẽ tồn tại ở 3 thể, cụ thể như sau:

  • Thể ngoài da: Mụn đậu sẽ mọc ở các vùng da không có lông như: mép, mào, quanh mắt, … Đôi khi còn xuất hiện ở cả hậu môn, chân, phần da ở bên trong cánh. Mụn ở khóe mắt sẽ làm cho gà bị viêm kết mạc mắt, không thể mở mắt gây khó khăn cho việc nhìn. Nếu mụn mọc ở khóe miệng sẽ làm cho gà khó lấy thức ăn. Mụn mới xuất hiện sẽ là các nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hoặc xám đỏ. Sau đó, sẽ to dần lên như hạt đậu gây sần sùi da. Nốt đậu sẽ dần chuyển sang màu vàng, mềm rồi vỡ ra có mủ tương tự như kem. Mụn đậu khô sẽ đóng vảy có màu nâu sẫm rồi từ từ bong ra để lại sẹo. Gà bị cóc mắt ở thể này vẫn có thể ăn uống bình thường.
  • Thể niêm mạc: Trong niêm mạc, khóe miệng, hầu họng, thanh quản của gà sẽ bị phủ một lớp màng giả màu trắng hoặc vàng. Khi gạt lớp màng này đi sẽ để lại những nốt mụn màu đỏ ở tầng niêm mạc. Thể này sẽ khiến cho gà khó thở, ăn uống khó khăn, từ miệng sẽ chảy ra chất dịch nhờn có lẫn mủ, màng giả.
Xem Thêm  Thuốc đặc trị hen khẹc ở gà và phương pháp phòng bệnh
Triệu chứng của bệnh cóc mắt ở gà
Triệu chứng của bệnh cóc mắt ở gà

Phương pháp điều trị bệnh cóc mắt ở gà

Theo thống kê của Thomohomnay thì hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho gà bị cóc mắt do virus Fowlpox gây ra. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm. Đối với mụn cóc ở ngoài da có thể bóc vảy, mọi người có thể dùng bông thấm nước muối đã pha loãng rồi rửa sạch mụn đậu. Tiếp đó, bôi loại thuốc sát trùng nhẹ như: Xanhmethylen 2%, cồn Iod 1-2%. Với tần suất ngày 1-2 lần và bôi liên tục từ  3 – 4 ngày.

Còn thể niêm mạc thì có thể lấy bông làm sạch đi màng dịch giả ở miệng. Rồi hãy bôi những chất sát trùng nhẹ. Dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như là: Amox Ac 50%, Mebi – Ampicoli, Flophenicol 5%,… Pha vào trong nước uống hoặc trộn với thức ăn cho gà. Tần suất ngày 2 lần, và dùng liên tục 3 – 5 ngày.

Bên cạnh đó, có thể dùng các sản phẩm trợ sức, trợ lực pha vào nước cho gà bị cóc mắt uống trong quá trình điều trị. Mục đích là tăng sức đề kháng cho gà. Những sản phẩm có thể dùng như: Mebi-ade, Mebilactyl 4 Way WS,…Đặc biệt cần chú trọng tăng cường nhiều vitamin A để bảo vệ phần niêm mạc cho gà.

Cách điều trị bệnh cóc mắt ở gà
Cách điều trị bệnh cóc mắt ở gà

Những biện pháp phòng gà bị cóc mắt

Để phòng chống gà bị cóc mắt, mọi người nên kết hợp đồng bộ những giải pháp sau của Thomohomnay để đảm bảo cho việc phòng bệnh đạt hiệu quả:

  • Tiêm chủng vacxin chính biện pháp phòng bệnh cóc mắt ở gà hiệu quả nhất. Tiêm tại cánh của gà từ 7 – 21 ngày tuổi và 112 ngày tuổi. Sau 5 ngày tiêm thì kiểm tra, nếu vết tiêm không bị phồng to thì cần tiêm phòng tiếp.
  • Virus gây bệnh gà bị cóc mắt dễ dàng được tiêu diệt bằng cách phun dung dịch lodin 1%, formol 3%, hoặc phenol 5% trong 30 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và dụng cụ chứa đồ ăn, nước uống của gà thường xuyên.
Xem Thêm  Gà ngáp gió - Cách nhận biết và trị bệnh hiệu quả
Những giải pháp phòng gà bị cóc ở mắt
Những giải pháp phòng gà bị cóc ở mắt

Gà bị cóc mắt không khó để điều trị và phòng ngừa nếu như đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, thực hiện theo đúng những hướng dẫn phía trên của Thomohomnay nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *