Hen khẹc là một trong những hội chứng thường gặp nhất khi nuôi gà, không phân biệt độ tuổi. Nếu gà mắc phải hội chứng này sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn cho người nuôi. Vậy có những phương pháp nào để phòng tránh và thuốc đặc trị hen khẹc ở gà là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của thomohomnay.tv nhé!
Hen khẹc ở gà là gì?
Hội chứng hen khẹc ở gà rất dễ bắt gặp, thường là vào những ngày mùa đông trời quá lạnh hoặc ngay sau khi tham gia đấu gà. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Điều này dẫn đến gà sẽ yếu dần và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra hen khẹc còn xuất hiện ở một số loại gà khác, chẳng hạn như:
- Gà thịt: Bệnh thường xuất hiện ở gà từ 4 – 8 tuần tuổi. Biểu hiện khi mắc bệnh là gà bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng chán ăn, chảy mũi, mắt sưng và trông rất ủ rũ,…
- Gà đẻ: Đối với những con gà đẻ thì tình trạng hen khẹc sẽ xuất hiện ngay khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Hoặc sau khi gà tiêm phòng, chuyển chuồng hay cắt mỏ,…
Nguyên nhân gà bị hen khẹc và thuốc đặc trị hen khẹc ở gà
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị hen khẹc hay khó thở. Nhưng nhìn chung thì có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Gà nhiễm phải vi khuẩn trong không khí
Trong một đàn gà thường có gà mắc bệnh sống chung với những con khỏe mạnh. Nếu gà sống chung đàn với nhau nhưng trong số đó có một con mắc bệnh. Vậy thì vi khuẩn sẽ dính vào những vật dụng chung như máng ăn, dụng cụ chăn nuôi,… Cần vệ sinh thật sạch khu vực chăn nuôi để phòng bệnh và hạn chế lây nhiễm chéo trong đàn gà. Chưa cần dùng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà ở thời điểm này.
Gà mắc hen khẹc do di truyền từ gà mẹ
Một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho gà bị mắc chứng hen khẹc chính là di truyền từ gà mẹ sang gà con. Lúc này trứng trong phôi thai đã bị nhiễm bệnh, khiến gà con vừa mới sinh ra đã khó thở, ho hen. Có thể chữa cho gà bằng cách dùng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà, cùng với việc bổ sung vitamin.
Gà được nuôi trong môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc gà bị ho khẹc. Nếu gà sống lâu trong môi trường quá kín hoặc ẩm thấp, chật chội sẽ dẫn đến việc gà mắc các triệu chứng như có phân xanh hoặc phân trắng. Sau một thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng như khó thở, khò khè,…
Sử dụng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà để chữa bệnh
Nếu đàn gà của bạn mắc phải những triệu chứng từ các nguyên nhân như trên, vậy thì cần phải điều trị ngay. Chỉ cần kiểm tra mức độ phát bệnh của gà là có thể chọn loại thuốc đặc trị hen khẹc ở gà phù hợp. Chọn đúng loại, đúng liều thì mới có thể chữa bệnh một cách hiệu quả và dứt điểm. Sau đây là một vài hướng dẫn để chữa bệnh cho gà dựa trên mức độ phát triển bệnh.
Gà chỉ mới có dấu hiệu chảy nước mũi nhẹ
Dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh ở gà chỉ nằm ở mức độ nhẹ. Lúc này chưa cần thiết để sử dụng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà. Bạn chỉ cần cho gà uống nước gừng tươi giúp làm ấm cơ thể. Đồng thời giảm tình trạng chảy nước mũi rất hiệu quả.
Hãy cho gà uống mỗi ngày 2 lần, kéo dài từ 2 – 3 ngày. Sau đó sẽ thấy các triệu chứng khò khè, khó thở ở gà biến mất hẳn.
Sử dụng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà khi có triệu chứng đờm nặng hơn
Khi gà đã có những triệu chứng nặng hơn như tiết đờm, thở khó khăn, bỏ ăn liên tục, không hoạt động nhiều. Vậy thì cần phải dùng ngay thuốc đặc trị hen khẹc ở gà để trị dứt điểm tình trạng này. Vì nếu kéo dài lâu ngày thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho chúng.
Với tình trạng bệnh này, thông thường được chia ra thành 2 giai đoạn để chữa trị như sau:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này sẽ sử dụng thuốc Ery, mỗi ngày 1 viên, 1 ngày 2 lần trong từ 2 – 3 ngày. Nếu gà không có chuyển biến tốt hơn, hãy chuyển ngay sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Nếu chuyển sang giai đoạn này, vậy thì tình trạng bệnh đã chuyển nặng. Phải dùng ngay thuốc hen đỏ của Thái Lan để điều trị. Lưu ý là chỉ nên dùng thuốc này nếu gà có đờm, tình trạng bệnh nặng và dai dẳng.
Kết luận
Nếu gà có những tình trạng ho nặng và thở dốc thì phải sử dụng thuốc đặc trị hen khẹc ở gà để điều trị được dứt điểm. Điều này giúp đàn gà khỏe mạnh và không lây bệnh sang những con khác trong đàn. Hy vọng rằng với bài viết trên bạn sẽ có được những bí kíp chăm sóc bệnh cho gà rồi nhé!